Loading, please wait ...
             DỊCH VỤ TRANG CHỦ GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TIN TỨC SƠ ĐỒ WEB LIÊN HỆ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Customerservice
Overseatransport
Manager
Domestic


THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá thế nào về thông tin trên website này?

Rất đầy đủ và cập nhật
Bình thường
Chưa đầy đủ và thiếu tính cập nhật

 


THỐNG KÊ

Lượt truy cập : 7222542 - Khách online : 3


THỜI TIẾT BIỂN LIÊN QUAN
Thông tin thủy triều
Dự báo thời tiết
Tỉ giá ngoại tệ

THÔNG TIN NGÀNH LIÊN QUAN
Doanh nghiệp khổ vì cầu yếu, đường cấm

TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ
Mục I : GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Mục II : BẢO HIỂM HÀNG HOÁ CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Mục III : GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Mục IV : VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK BẰNG CONTAINER


Cơ hội cho vận tải biển vẫn rộng mở


Lượng hàng hóa lưu thông vô cùng dồi dào đang và sẽ là “đòn bẩy” giúp ngành vận tải biển Việt Nam phát triển. Đáng nói hơn, cơ hội dành cho đội tàu biển Việt Nam không chỉ là vận chuyển nguồn hàng xuất nhập khẩu trong nước mà còn tham gia chia sẻ thị trường với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Vài năm trở lại đây, cùng với sự gia tăng lượng hàng hoá lưu thông nội địa, các mặt hàng xuất nhập khẩu như gạo, cà phê, tiêu, hạt điều, dầu thô, khí đốt… cũng tăng đáng kể. Đặc biệt, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới có sự tăng trưởng đáng kể.

Ngoài 2 mặt hàng lớn là gạo và phân bón, một số mặt hàng khác như cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản… sang châu Âu, Mỹ, cũng tăng nhanh. Thống kê cho thấy, khối lượng hàng hoá vận chuyển ven biển giai đoạn 2001 - 2010 tăng trung bình 17%/năm. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2001 là 57,79 triệu tấn, dự báo đến năm 2010 sẽ đạt 108 triệu tấn và đến năm 2020, con số này sẽ là 210 triệu tấn.

Thị trường hàng hóa trong nước có nhiều khởi sắc, thị trường nước ngoài có những tín hiệu đáng mừng. Trong khu vực, Indonesia và Philippines vẫn là 2 nước nhập khẩu gạo lớn của nước ta. Lượng hàng xuất nhập khẩu của Thái Lan cũng vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, đội tàu biển của những nước này không đáp ứng kịp, vì vậy, đội tàu biển Việt Nam ngoài việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu trong nước vẫn còn nhiều cơ hội để chia sẻ thị trường với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành vận tải biển Việt Nam.

Việc thông thương những khối lượng hàng lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu dựa vào vận tải biển. Đặc biệt, do không có biển nên hầu hết lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Lào đều thông qua các cảng biển Việt Nam vì thế việc đảm nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Lào đã và sẽ là nguồn hàng lớn cho đội tàu biển của chúng ta. Ngoài ra, còn phải kể đến ấn Độ đang thiếu nghiêm trọng tàu vận chuyển do lượng hàng xuất nhập khẩu quá lớn.

Nhu cầu vận chuyển đường biển còn được thể hiện qua sự tăng đáng kể những đơn đặt hàng đóng mới của các hãng tàu tên tuổi cũng như giá cả của các đơn hàng này. Cũng từ đây, giá cả các con tàu mới 100% này cũng tăng vọt. Cụ thể, giá tàu hàng khô đóng mới trong năm 2007 đã tăng 150 - 200% so với năm 2003, giá tầu chở dầu tăng khoảng 36,6% và giá đóng mới tàu container tăng khoảng 10,5%.

Giá các loại tàu đã qua sử dụng cũng tăng nhanh không kém chỉ sau một vài năm. Trên thực tế, nhu cầu mua bán tàu đã qua sử dụng tăng vọt. Chỉ trong thời gian ngắn đã có khoảng hơn 1000 giao dịch mua bán tàu hàng khô trên toàn thế giới. Sở dĩ loại tàu này được lựa chọn là do giá cả cạnh tranh, rẻ hơn nhiều so với đóng mới và quan trọng hơn, có thể đưa vào khai thác ngay sau khi giao dịch hoàn thành.

Có thể khẳng định, cánh cửa dành cho đội tàu vận tải biển Việt Nam vẫn đang rộng mở. Vấn đề của chúng ta chỉ là làm thế nào để nắm bắt được những cơ hội ấy, trong đó, việc lựa chọn tàu để đầu tư là vấn đề lớn nhất.

(Nguồn Giao Thông Vận Tải)



Thông tin khác :

  • Quản lý cảng biển: “Chập chững” bước vào cơ chế thị trường
  • Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không Tổng cho Công ty Hàng không Việt Nam như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
  • Vận tải biển trước WTO: Không đủ lực cạnh tranh

  • Bản quyền © 2008 thuộc về Công ty TNHH TNG
            Trụ sở chính :                                                                                                  Văn phòng Đà Nẵng                                                                                         Văn phòng Hồ Chí Minh
    Số 3 Lê Thánh Tông, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng               451-453 Núi Thành,Quận Hải Châu, Thành Phố  Đà Nẵng                G1-P.2.27 Galaxy 9 Building, 09 Nguyễn Khoái, Quận 4, TP HCM 
    Tel : 0225-3796774 / 0225-3796775 - Fax : 0225-3796776                                                                 Tel :  0511-3617257                                                                                      Tel : 028-3825425
            Email: tnghp@vnn.vn  - Website: www.tngcor.com                                                Email: tnghp@vnn.vn - Website: www.tngcor.com                                                       Email: managerhcm@tngcor.com