Loading, please wait ...
             DỊCH VỤ TRANG CHỦ GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TIN TỨC SƠ ĐỒ WEB LIÊN HỆ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Customerservice
Overseatransport
Manager
Domestic


THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá thế nào về thông tin trên website này?

Rất đầy đủ và cập nhật
Bình thường
Chưa đầy đủ và thiếu tính cập nhật

 


THỐNG KÊ

Lượt truy cập : 7746804 - Khách online : 2


THỜI TIẾT BIỂN LIÊN QUAN
Thông tin thủy triều
Dự báo thời tiết
Tỉ giá ngoại tệ

THÔNG TIN NGÀNH LIÊN QUAN
Doanh nghiệp khổ vì cầu yếu, đường cấm

TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ
Mục I : GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Mục II : BẢO HIỂM HÀNG HOÁ CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Mục III : GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Mục IV : VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK BẰNG CONTAINER


Mục VII : NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG (tiếp)


VIII. BẢO HÀNH (Warranty)  

Trong điều khoản này, cần phải thể hiện được hai yếu tố:

- Thời gian bảo hành: cần phải qui định hết sức rõ ràng.
- Nội dung bảo hành: người bán hàng cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hóa sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với qui định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa, thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế.

IX. PHẠT VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI (Penalty)

Ðiều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Ðiều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:

- Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng.
- Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra. 

Các trường hợp phạt:

+ Phạt chậm giao hàng: Ví dụ: Nếu Người bán giao hàng chậm thì các khoản phạt sẽ áp dụng như sau: tuần đầu chậm giao, không tính phạt. Tuần thứ hai đến tuần thứ năm phạt 1% tuần giao chậm; từ tuần thứ sáu: 2 % tuần, nhưng tổng số tiền phạt giao chậm không quá 10% tổng giá trị hàng giao chậm.

Một ví dụ khác: "Trường hợp hàng giao chậm quá 30 ngày, hợp đồng này được hủy bỏ hoàn toàn hợp pháp, bên bán sẽ phải trả cho bên mua tiền bồi thường thiệt hại là 5% tổng giá trị hợp đồng.

+ Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng:

Các biện pháp giải quyết:

- Hủy ngay đơn hàng, không thanh toán tiền bồi thường.
- Yêu cầu thay thế ngay lô hàng bị từ chối.
- Yêu cầu nhà cung cấp khác thay thế lô hàng, chi phí do nhà cung cấp vi phạm chịu.

Các biện pháp trên áp dụng kèm theo tỷ lệ tiền phạt

+ Phạt do chậm thanh toán:

- Phạt 1 tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ: 1% của số tiền chậm thanh toán/ tháng.
- Phân bố lãi suất chậm thanh toán, thường vận dụng tỷ lệ chiết khấu chính thức hay lãi suất hợp pháp được công bố hay lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng, có lúc còn cộng thêm vài %. Ví dụ: "Trường hợp chậm thanh toán, kể từ ngày đến hạn, số tiền chưa trả được tính lãi. Lãi suất tính theo lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng cộng thêm 2%.

X. BẢO HIỂM (Insurace)  

Trong điều khoản này cần thỏa thuận ai là người mua bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm cần mua.

XI.BẤT KHẢ KHÁNG (Force majeure)

Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc điểm sau:

- Không thể lường trước được
- Không thể vượt qua
- Xảy ra từ bên ngoài.

Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà bình thường ra thì không có đủ 3 đặc điểm trên, ví dụ: đình công, hỏng máy, mất điện, chậm được cung cấp vật tư . . . Cũng có thể quy định thêm rằng: các sự kiện đó chỉ tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực.  

XII. KHIẾU NẠI (Claim)

Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng, hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng.

Về điều khoản này các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại.

Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các số liệu sau: Tên hàng, số lượng, và xuất xứ hàng hóa, cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếu xót mà đơn khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khiếu nại.

Ðơn khiếu nại được gởi đi kèm theo các chứng từ cần thiết như: biên bản giám định, biên bản chứng nhận tổn thất, mất mát, vận đơn đường biển, bản liệt kê chi tiết, giấy chứng nhận chất lượng.

XIII. TRỌNG TÀI (Arbitration)  

Trong điều khoản này cần quy định các nội dung sau:

- Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Tòa án trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao? Ðể giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng.
- Luật áp dụng vào việc xét xử.
- Ðịa điểm tiến hành xét xử.
- Phân định chi phí trọng tài.
- Phân định chi phí trọng tài.
 

 


 

THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM

A. ÐỐI VỚI HÀNG HOÁ ÐIỀU CHỈNH BỞI HỢP ÐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU

I. ÐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

1 Ðịa điểm làm thủ tục HQ  

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể đến một trong những địa điểm sau để đăng ký hồ sơ hải quan cho lô hàng xuất khẩu:

- Hải quan cửa khẩu xuất hàng.

- Phòng Giám sát Quản lý trực thuộc Cục hải quan Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Các địa điểm này có tổ chức, bộ máy hải quan hoạt động như một đơn vị Hải quan cửa khẩu và được phép làm thủ tục hải quan cho tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu.

2 Thời điểm và thời hạn làm thủ tục HQ

Người làm thủ tục HQ chỉ được đăng ký tờ khai HQ khi đã tập kết đủ hàng tại địa điểm kiểm tra hải quan, trừ những lô hàng có khối lượng lớn, số lượng lớn hoặc trường hợp đặc biệt không thể tập kết một lúc tại một địa điểm để làm thủ tục (phải được trưởng hải quan cửa khẩu/ cấp tương đương đồng ý bằng văn bản).

Người làm thủ tục HQ phải hoàn tất thủ tục HQ tại cửa khẩu xuất hàng trước khi phương tiện vận tải khởi hành, chậm nhất là:

- 08 giờ đối với vận chuyển bằng đường biển

- 04 giờ đối với vận tải bằng đường sông

- 04 giờ (tại ga gởi hàng) đối với vận tải bằng đường sắt

- 04 giờ đối với vận tải bằng đường bộ

- 02 giờ đối với vận tải bằng đường hàng không

Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, Trưởng HQ cửa khẩu hoặc cấp tương đương căn cứ vào thực tế lô hàng XK để quyết định thời hạn làm thủ tục HQ thích hợp, nhưng thủ tục HQ phải được hoàn thành trước khi phương tiện vận tải khởi hành 1 giờ.

3 Người ký tên trên tời khai HQ  

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp XNK.

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác.

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục HQ.

4. Trách nhiệm liên quan

4.1 Ðối với người khai báo HQ

- Chuẩn bị các loại chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng quy định và các điều kiện có liên quan khác để hoàn chỉnh việc khai báo hải quan trước khi đến cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa;

- Tự khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế theo các nội dung quy định tại phần dành cho người khai báo trong tờ khai hải quan;

- Tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng xuất khẩu, tự tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hải quan;

- Tự xếp hồ sơ vào nơi Hải quan quy định phân luồng hàng hóa theo tiêu chí; đăng ký thời gian xuất trình hàng hóa để Hải quan kiểm tra khi đăng ký hồ sơ hải quan;

- Việc khai báo trên tờ khai hải quan có thể được thực hiện bằng đánh máy chữ, máy vi tính, hoặc viết tay nhưng phải bảo đảm cùng một loại mực (không dùng mực đỏ), cùng một kiểu chữ. Các chứng từ nộp cho Hải quan nếu quy định là bản sao thì người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải ký và đóng dấu xác nhận lên chứng từ đó;

- Ký tên, đóng dấu vào tờ khai sau khi khai báo đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai; nộp tờ khai cùng các chứng từ khác theo quy định trong Nghị định 16/1999/NÐ-CP và Thông tư hướng dẫn này cho Hải quan nơi làm thủ tục;

- Phát hiện, phản ánh kịp thời, trung thực những việc làm không đúng quy định, những tiêu cực của cán bộ, nhân viên hải quan.

4.2 Ðối với nhân viên HQ

(a) Hải quan tiếp nhận hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ do người làm thủ tục hải quan nộp và xuất trình;

- Kiểm tra tính hợp lệ và sự đồng bộ của hồ sơ theo từng loại hình xuất khẩu;

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn người làm thủ tục hải quan bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Nếu bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì :

+ Phân luồng hàng hóa (theo các tiêu chí luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ) trên cơ sở đối chiếu hàng hóa theo hồ sơ với các tiêu chí phân luồng hàng hóa do Tổng cục Hải quan quy định;

+ Chuyển bộ hồ sơ sang luồng khác khi phát hiện người làm thủ tục hải quan xác định tiêu chí phân luồng hàng hóa không đúng;

+ Ghi số đăng ký tờ khai; ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ vào tất cả các tờ khai và các chứng từ kèm theo trong hồ sơ hải quan;

+ Vào sổ đăng ký tờ khai hải quan theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định;

- Kiểm tra tự áp mã thuế, áp giá và tự tính thuế của người khai báo hải quan:

+ Nếu đúng thì ra thông báo thuế và thu thuế (đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay) hoặc viết thông báo thuế (đối với hàng thuộc diện được ân hạn thuế);

+ Nếu việc tự áp mã, áp giá, tính thuế của người khai báo hải quan sai thì báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết;

- Thực hiện việc nhập số liệu trên tờ khai vào máy hoặc vào sổ để phục vụ cho công tác thống kê và chuyển bộ hồ sơ đã đăng ký sang bộ phận kiểm tra hàng hóa;

(b) Hải quan kiểm hoá, tính thuế và phúc tập hồ sơ

- Chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi tờ khai đã được đăng ký;

- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải được tiến hành tại các địa điểm kiểm tra hải quan; Người làm thủ tục hải quan hoặc người đại diện hợp pháp phải xuất trình và mở các con-ten-nơ/kiện hàng hóa để Hải quan kiểm tra.

- Quá trình kiểm tra mỗi con-ten-nơ/kiện hàng hóa của một lô hàng xuất khẩu phải do ít nhất 02 kiểm tra viên hải quan trở lên thực hiện kiểm tra cùng với sự chứng kiến của người làm thủ tục hải quan;

- Cán bộ hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của các bộ phận làm thủ tục trước, tính chất và đặc điểm của từng lô hàng để lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp; Nếu có căn cứ xác định phân luồng hàng hóa chưa đúng của bộ phận tiếp nhận hồ sơ hải quan thì xác định phân luồng lại và lựa chọn phương pháp kiểm tra hàng hóa cho phù hợp với việc phân luồng đó;

- Sau khi cùng với người làm thủ tục hải quan hoặc người đại diện hợp pháp thực hiện xong việc kiểm tra thực tế hàng hóa, việc ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan phải được tiến hành ghi ngay tại địa điểm kiểm tra hàng hóa;

- Kiểm tra viên hải quan kiểm tra hàng hóa sau khi đã ghi rõ phương pháp kiểm tra, kết quả kiểm tra về tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, chủng loại hàng hóa, phải ký và ghi rõ họ tên vào tờ khai hải quan;

- Sau khi ghi xác nhận kết quả kiểm tra hàng hóa vào tờ khai hải quan, nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì kiểm tra viên hải quan kiểm tra hàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và quyết định cho giải phóng hàng;

- Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp với tự khai báo của người khai báo hải quan thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, kiểm tra viên hải quan tiến hành lập biên bản vi phạm hoặc biên bản chứng nhận, yêu cầu người làm thủ tục hải quan ký xác nhận vào biên bản và hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Những trường hợp đã có kết quả giám định nhưng lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương xét thấy kết quả giám định này vẫn không phù hợp với thực tế hàng hóa hoặc trường hợp một mặt hàng có nhiều kết quả giám định khác nhau của các tổ chức giám định khác nhau thì giải quyết như sau:

* Ðối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc sự quản lý của cơ quan chuyên ngành, Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giải quyết;

* Ðối với hàng hoá xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá phải quản lý chuyên ngành thì Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ quản lý chuyên ngành giải quyết;

* Khi có kết luận của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Bộ quản lý chuyên ngành, Hải quan sẽ căn cứ vào kết luận của những Bộ này để thực hiện.

* Ra thông báo thu thuế bổ sung hoặc ra quyết định điều chỉnh thu bổ sung quy định.

- Khi nhận được hồ sơ hải quan do bộ phận kiểm tra hải quan chuyển đến, bộ phận thuế hải quan giải quyết như sau:

* Căn cứ kết quả kiểm tra hải quan và các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để kiểm tra việc tự tính thuế của người khai báo;

* Nếu sai lệch về thuế do khai không chính xác về số lượng của từng loại hàng hóa hoặc do áp mã thuế cho các mặt hàng không chính xác thì bộ phận thuế hải quan sẽ điều chỉnh lại thuế (thu thuế bổ sung hoặc ra thông báo thuế bổ sung). Trường hợp xét thấy hành vi vi phạm về thuế đến mức phải xử lý như: khai báo sai chủng loại hàng hoặc có nhiều chủng loại hàng không khai báo... thì báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết theo thẩm quyền của cấp cửa khẩu quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan hiện hành;

* Nếu sai lệch về thuế do vi phạm chính sách mặt hàng, vi phạm pháp luật hải quan, thể hiện rõ hành vi gian lận thương mại, buôn lậu thì ngay sau đó lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương chỉ đạo lập biên bản vi phạm và hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cho bộ phận xử lý của Hải quan tỉnh, thành phố để xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Ðối với hàng hóa xuất khẩu không có thuế, hàng được miễn thuế, hàng có thuế suất bằng không theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hàng gia công, hàng hóa đặc biệt khác, sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đã đăng ký, nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chí về phân luồng xanh theo quy định của Tổng cục Hải quan thì hàng sẽ được phân vào luồng xanh và được chuyển ngay cho bộ phận kiểm tra hải quan. Nếu bộ phận kiểm tra hàng hóa cũng xác định luồng xanh và thực tế hàng đúng với khai báo thì cán bộ hải quan thuộc bộ phận kiểm tra hàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng ngay;

- Ðối với hàng xuất khẩu thuộc loại có thuế và loại phải nộp thuế ngay, sau khi đã nộp đủ thuế hoặc có bảo lãnh được Hải quan chấp nhận và có kết luận của Hải quan kiểm tra về thực tế hàng hóa là đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng;

- Ðối với hàng xuất khẩu có thời gian ân hạn thuế, sau khi nhận thông báo thuế và có kết luận của Hải quan kiểm tra là thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng;

- Việc chuyển giao hồ sơ hải quan giữa các bộ phận Hải quan phải đảm bảo nhanh chóng, chặt chẽ, xác định rõ được trách nhiệm của từng người, từng bộ phận đối với bộ hồ sơ và các việc khác liên quan;

- Trong quá trình làm thủ tục, bộ phận làm thủ tục sau không được tự động sửa chữa kết quả của bộ phận làm thủ tục trước. Nếu bộ phận làm thủ tục sau phát hiện thấy bộ phận làm thủ tục trước có sai sót cần sửa chữa thì phải trao đổi với bộ phận làm thủ tục trước để thống nhất cách giải quyết;

- Cán bộ, nhân viên hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra việc tính thuế, kiểm tra phúc tập hồ sơ tuyệt đối không được tiếp xúc với người làm thủ tục hải quan để thảo luận việc áp mã, áp giá và tính thuế của chủ hàng và không được yêu cầu lấy mẫu hàng;

- Bộ phận điều tra chống buôn lậu trên cơ sở phương án, kế hoạch điều tra theo ổ nhóm, đường dây buôn lậu và tình hình cụ thể từng vụ việc có liên quan để phối kết hợp chặt chẽ với các bộ phận làm thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu và các địa điểm kiểm tra. Trường hợp cần kiểm tra trọng điểm, kiểm tra xác suất, kiểm tra khẩn cấp phải thống nhất với lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương;

- Bộ phận xử lý hải quan các cấp căn cứ mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể để xử lý đúng thẩm quyền và thời hạn quy định.

5. Hồ sơ HQ nộp và xuất trình khi làm thủ tục HQ  

(a) Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng hoá XK có điều kiện)

Văn bản cho phép của BTM hoặc BQLCN: 1 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp.

(b) Giấy tờ phải nộp

- Tờ khai hải quan hàng XK: 3 bản chính

- Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: 1 bản sao.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp XNK (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục HQ): 1 bản sao.

Ðối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm:

- Hàng không đồng nhất: 3 bản chính Bản kê chi tiết hàng hoá.

- Hàng XK uỷ thác: 1 bản sao hợp đồng uỷ thác XK.

- Hàng XK có điều kiện: 1 bản sao Văn bản cho phép của BTM hoặc BQLCN.

6. Kiểm tra sau giải phóng hàng

- Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ HQ của những lô hàng đã giải phóng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày giải phóng hàng và có trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách, chứng từ liên quan khác cho CQHQ khi có yêu cầu.

- CQHQ thông qua việc kiểm tra hồ sơ HQ lưu tại CQHQ hoặc qua các nguồn tin khác, mà phát hiện có sai lệch về số thuế phải nộp của doanh nghiệp, thì đuợc phép kiểm tra hồ sơ lưu ở doanh nghiệp cùng các sổ sách, chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đã được giải phóng.

II. ÐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

1. Ðịa điểm làm thủ tục HQ  

Doanh nghiệp nhập khẩu có thể đến một trong những địa điểm sau để đăng ký hồ sơ hải quan cho lô hàng xuất khẩu:

- Hải quan cửa khẩu nhập hàng.

- Phòng Giám sát Quản lý trực thuộc Cục hải quan Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Các địa điểm này có tổ chức, bộ máy hải quan hoạt động như một đơn vị Hải quan cửa khẩu và được phép làm thủ tục hải quan cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu.

2. Thời điểm và thời hạn làm thủ tục HQ

- Ðối với hàng NK thuộc diện được miễn thuế, hàng không có thuế, hàng có thuế suất bằng không theo quy định của luật thuế NK: doanh nghiệp được khai báo, đăng ký tờ khai trước khi hàng đến cửa khẩu bảy (7) ngày.

- Hàng hoá NK có thuế: doanh nghiệp được đăng ký tờ khai khi hàng đã về đến cửa khẩu dỡ hàng.

- Hàng NK bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vận tải đơn, người làm TTHQ phải đến CQHQ làm thủ tục.

- Hàng NK bằng đường bộ, đường sông: ngày hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên là ngày HQ cửa khẩu tiếp nhận và đăng ký hồ sơ do người làm TTHQ nộp và xuất trình.

3. Người ký tên trên tời khai HQ  

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp XNK.

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác.

- Người đại diện hợp pháp (Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục HQ.

4. Trách nhiệm liên quan

4.1 Ðối với người khai báo HQ

- Chuẩn bị các loại chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng quy định và các điều kiện có liên quan khác để hoàn chỉnh việc khai báo hải quan trước khi đến cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa;

- Tự khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế theo các nội dung quy định tại phần dành cho người khai báo trong tờ khai hải quan;

- Tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu, tự tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hải quan;

- Tự xếp hồ sơ vào nơi Hải quan quy định phân luồng hàng hóa theo tiêu chí; đăng ký thời gian xuất trình hàng hóa để Hải quan kiểm tra khi đăng ký hồ sơ hải quan;

- Việc khai báo trên tờ khai hải quan có thể được thực hiện bằng đánh máy chữ, máy vi tính, hoặc viết tay nhưng phải bảo đảm cùng một loại mực (không dùng mực đỏ), cùng một kiểu chữ. Các chứng từ nộp cho Hải quan nếu quy định là bản sao thì người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải ký và đóng dấu xác nhận lên chứng từ đó;

- Ký tên, đóng dấu vào tờ khai sau khi khai báo đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai; nộp tờ khai cùng các chứng từ khác theo quy định trong Nghị định 16/1999/NÐ-CP và Thông tư hướng dẫn này cho Hải quan nơi làm thủ tục;

- Phát hiện, phản ánh kịp thời, trung thực những việc làm không đúng quy định, những tiêu cực của cán bộ, nhân viên hải quan.

4.2 Ðối với nhân viên HQ

(a) Hải quan tiếp nhận hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ do người làm thủ tục hải quan nộp và xuất trình;

- Kiểm tra tính hợp lệ và sự đồng bộ của hồ sơ theo từng loại hình nhập khẩu;

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn người làm thủ tục hải quan bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Nếu bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì :

+ Phân luồng hàng hóa (theo các tiêu chí luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ) trên cơ sở đối chiếu hàng hóa theo hồ sơ với các tiêu chí phân luồng hàng hóa do Tổng cục Hải quan quy định;

+ Chuyển bộ hồ sơ sang luồng khác khi phát hiện người làm thủ tục hải quan xác định tiêu chí phân luồng hàng hóa không đúng;

+ Ghi số đăng ký tờ khai; ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ vào tất cả các tờ khai và các chứng từ kèm theo trong hồ sơ hải quan;

+ Vào sổ đăng ký tờ khai hải quan theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định;

- Kiểm tra tự áp mã thuế, áp giá và tự tính thuế của người khai báo hải quan:

+ Nếu đúng thì ra thông báo thuế và thu thuế (đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay) hoặc viết thông báo thuế (đối với hàng thuộc diện được ân hạn thuế);

+ Nếu việc tự áp mã, áp giá, tính thuế của người khai báo hải quan sai thì báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết;

- Thực hiện việc nhập số liệu trên tờ khai vào máy hoặc vào sổ để phục vụ cho công tác thống kê và chuyển bộ hồ sơ đã đăng ký sang bộ phận kiểm tra hàng hóa;

(b) Hải quan kiểm hoá, tính thuế và phúc tập hồ sơ

- Chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi tờ khai đã được đăng ký;

- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải được tiến hành tại các địa điểm kiểm tra hải quan; Người làm thủ tục hải quan hoặc người đại diện hợp pháp phải xuất trình và mở các con-ten-nơ/kiện hàng hóa để Hải quan kiểm tra.

- Quá trình kiểm tra mỗi con-ten-nơ/kiện hàng hóa của một lô hàng nhập khẩu phải do ít nhất 02 kiểm tra viên hải quan trở lên thực hiện kiểm tra cùng với sự chứng kiến của người làm thủ tục hải quan;

- Cán bộ hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của các bộ phận làm thủ tục trước, tính chất và đặc điểm của từng lô hàng để lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp; Nếu có căn cứ xác định phân luồng hàng hóa chưa đúng của bộ phận tiếp nhận hồ sơ hải quan thì xác định phân luồng lại và lựa chọn phương pháp kiểm tra hàng hóa cho phù hợp với việc phân luồng đó;

- Sau khi cùng với người làm thủ tục hải quan hoặc người đại diện hợp pháp thực hiện xong việc kiểm tra thực tế hàng hóa, việc ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan phải được tiến hành ghi ngay tại địa điểm kiểm tra hàng hóa;

- Kiểm tra viên hải quan kiểm tra hàng hóa sau khi đã ghi rõ phương pháp kiểm tra, kết quả kiểm tra về tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, chủng loại hàng hóa, phải ký và ghi rõ họ tên vào tờ khai hải quan;

- Sau khi ghi xác nhận kết quả kiểm tra hàng hóa vào tờ khai hải quan, nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì kiểm tra viên hải quan kiểm tra hàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và quyết định cho giải phóng hàng;

- Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp với tự khai báo của người khai báo hải quan thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, kiểm tra viên hải quan tiến hành lập biên bản vi phạm hoặc biên bản chứng nhận, yêu cầu người làm thủ tục hải quan ký xác nhận vào biên bản và hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Những trường hợp đã có kết quả giám định nhưng lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương xét thấy kết quả giám định này vẫn không phù hợp với thực tế hàng hóa hoặc trường hợp một mặt hàng có nhiều kết quả giám định khác nhau của các tổ chức giám định khác nhau thì giải quyết như sau:

* Ðối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc sự quản lý của cơ quan chuyên ngành, Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giải quyết;

* Ðối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá phải quản lý chuyên ngành thì Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ quản lý chuyên ngành giải quyết;

* Khi có kết luận của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Bộ quản lý chuyên ngành, Hải quan sẽ căn cứ vào kết luận của những Bộ này để thực hiện.

* Ra thông báo thu thuế bổ sung hoặc ra quyết định điều chỉnh thu bổ sung quy định.

- Khi nhận được hồ sơ hải quan do bộ phận kiểm tra hải quan chuyển đến, bộ phận thuế hải quan giải quyết như sau:

* Căn cứ kết quả kiểm tra hải quan và các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để kiểm tra việc tự tính thuế của người khai báo;

* Nếu sai lệch về thuế do khai không chính xác về số lượng của từng loại hàng hóa hoặc do áp mã thuế cho các mặt hàng không chính xác thì bộ phận thuế hải quan sẽ điều chỉnh lại thuế (thu thuế bổ sung hoặc ra thông báo thuế bổ sung). Trường hợp xét thấy hành vi vi phạm về thuế đến mức phải xử lý như: khai báo sai chủng loại hàng hoặc có nhiều chủng loại hàng không khai báo... thì báo cáo lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương giải quyết theo thẩm quyền của cấp cửa khẩu quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan hiện hành;

* Nếu sai lệch về thuế do vi phạm chính sách mặt hàng, vi phạm pháp luật hải quan, thể hiện rõ hành vi gian lận thương mại, buôn lậu thì ngay sau đó lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương chỉ đạo lập biên bản vi phạm và hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cho bộ phận xử lý của Hải quan tỉnh, thành phố để xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Ðối với hàng hóa nhập khẩu không có thuế, hàng được miễn thuế, hàng có thuế suất bằng không theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hàng gia công, hàng hóa đặc biệt khác, sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đã đăng ký, nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chí về phân luồng xanh theo quy định của Tổng cục Hải quan thì hàng sẽ được phân vào luồng xanh và được chuyển ngay cho bộ phận kiểm tra hải quan. Nếu bộ phận kiểm tra hàng hóa cũng xác định luồng xanh và thực tế hàng đúng với khai báo thì cán bộ hải quan thuộc bộ phận kiểm tra hàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng ngay;

- Ðối với hàng nhập khẩu thuộc loại có thuế và loại phải nộp thuế ngay, sau khi đã nộp đủ thuế hoặc có bảo lãnh được Hải quan chấp nhận và có kết luận của Hải quan kiểm tra về thực tế hàng hóa là đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng;

- Ðối với hàng nhập khẩu có thời gian ân hạn thuế, sau khi nhận thông báo thuế và có kết luận của Hải quan kiểm tra là thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng;

- Việc chuyển giao hồ sơ hải quan giữa các bộ phận Hải quan phải đảm bảo nhanh chóng, chặt chẽ, xác định rõ được trách nhiệm của từng người, từng bộ phận đối với bộ hồ sơ và các việc khác liên quan;

- Trong quá trình làm thủ tục, bộ phận làm thủ tục sau không được tự động sửa chữa kết quả của bộ phận làm thủ tục trước. Nếu bộ phận làm thủ tục sau phát hiện thấy bộ phận làm thủ tục trước có sai sót cần sửa chữa thì phải trao đổi với bộ phận làm thủ tục trước để thống nhất cách giải quyết;

- Cán bộ, nhân viên hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra việc tính thuế, kiểm tra phúc tập hồ sơ tuyệt đối không được tiếp xúc với người làm thủ tục hải quan để thảo luận việc áp mã, áp giá và tính thuế của chủ hàng và không được yêu cầu lấy mẫu hàng;

- Bộ phận điều tra chống buôn lậu trên cơ sở phương án, kế hoạch điều tra theo ổ nhóm, đường dây buôn lậu và tình hình cụ thể từng vụ việc có liên quan để phối kết hợp chặt chẽ với các bộ phận làm thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu và các địa điểm kiểm tra. Trường hợp cần kiểm tra trọng điểm, kiểm tra xác suất, kiểm tra khẩn cấp phải thống nhất với lãnh đạo Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương;

- Bộ phận xử lý hải quan các cấp căn cứ mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể để xử lý đúng thẩm quyền và thời hạn quy định.

5. Hồ sơ HQ nộp và xuất trình khi làm thủ tục HQ  

(a) Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng hoá NK có điều kiện)

Văn bản cho phép của Bộ TM hoặc Bộ QLCN: 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp.

(b) Giấy tờ phải nộp

- Tờ khai HQ hàng NK: 3 bản chính

- HÐMBNT hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như HÐ: 1 bản sao.

- Vận tải đơn: 1 bản sao.

- Hoá đơn thương mại: 1 bản chính và 2 bản sao.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm TTHQ cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm TTHQ): 1 bản sao.

Ðối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm

- Hàng NK có điều kiện: 1 bản sao văn bản cho phép của Bộ TM hoặc Bộ QLCN.

- Hàng không đồng nhất: 1 bản chính và 2 bản sao kê chi tiết hàng hoá.

- Ðối với hàng hoá của nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo xuất xứ: 1 bản chính Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O: Certifivate of Origin).

- Hàng hóa Nhà nước Việt Nam quy định kiểm tra về chất lượng: 1 bản chính giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.

- Hàng hóa cần phải kiểm dịch: 1 bản chính Giấy đăng ký kiểm dịch.

- Hàng phải kiểm tra an toàn lao động (nếu có quy định): 1 bản chính Giất chứng nhận về an toàn.

6 Kiểm tra sau giải phóng hàng

- Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ HQ của những lô hàng đã giải phóng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày giải phóng hàng và có trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách, chứng từ liên quan khác cho CQHQ khi có yêu cầu.

- CQHQ thông qua việc kiểm tra hồ sơ HQ lưu tại CQHQ hoặc qua các nguồn tin khác, mà phát hiện có sai lệch về số thuế phải nộp của doanh nghiệp, thì đuợc phép kiểm tra hồ sơ lưu ở doanh nghiệp cùng các sổ sách, chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đã được giải phóng.

B. ÐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU - NHẬP KHẨU CỦA CÁC XÍ NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT

I. THỦ TỤC ÐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU  

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam, xí nghiệp khu chế xuất phải làm thủ tục Hải quan để nhập khẩu hàng. Khi làm thủ tục Hải quan, chủ hàng phải nộp cho Hải quan khu chế xuất những giấy tờ sau:

- Ðơn xin nhận hàng của xí nghiệp khu chế xuất đã được Ban quản lý khu chế xuất phê duyệt (2 bản)

- Tờ khai hoàng hoá nhập khẩu (2 bản)

- Bản khai chi tiết hàng hoá (2 bản)

- Vận đơn (bản sao 1 bản)

- Các chứng từ khác (nếu có) tuỳ theo từng trường hợp.

Hải quan khu chế xuất, sau khi tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ nếu đầy đủ và hợp lệ thì làm thủ tục đăng ký tờ khai Hải quan. Tiếp đó, thủ tục Hải quan như sau:

- Nếu hàng hoá nhập khẩu trực tiếp vào khu chế xuất, Hải quan khu chế xuất tiến hành thủ tục kiểm hoá lô hàng tại kho bãi của khu chế xuất hoặc xí nghiệp khu chế xuất và giải phóng hàng đưa vào sản xuất.

- Nếu hàng hoá nhập khẩu qua một cửa khẩu khác (thuộc tỉnh, thành phố có khu chế xuất) thì chủ hàng mang bộ hồ sơ đã đăng ký đến cửa khẩu nhập hàng làm thủ tục nhận hàng về khu chế xuất để làm tiếp thủ tục Hải quan. Tuỳ từng trường hợp Hải quan khu chế xuất có thể áp dụng biện pháp áp tải hoặc niêm phong kẹp chì và thực hiện các bước theo Quy chế địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu, ban hành kèm theo Quyết định số 109/TCHQ-GSQL ngày 9-3-1995 và các văn bản hướng dẫn khác của Tổng cục Hải quan.

- Nếu hàng hoá nhập khẩu qua một cửa khẩu thuộc tỉnh, thành phố khác (không phải tỉnh, thành phố có khu chế xuất) thì thực hiện theo Quy chế về hàng chuyển tiếp ban hành kèm theo Quyết định số 89-TCHQ-QÐ ngày 2-8-1994 và các văn bản hướng dẫn khác của Tổng cục Hải quan.

Hàng hoá nhập khẩu vào khu chế xuất chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã hoàn thành thủ tục Hải quan.

Hàng hoá chưa hoàn thành thủ tục Hải quan phải đưa vào khu vực kho riêng và chịu sự giám sát, và quản lý của Hải quan khu chế xuất.

II. THỦ TỤC ÐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU  

Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá trong khu chế xuất ra nước ngoài, chủ hàng phải nộp cho Hải quan khu chế xuất những tờ giấy sau đây:

- Ðơn xin xuất khẩu hàng hoá của xí nghiệp khu chế xuất đã được Ban quản lý khu chế xuất phê duyệt (2 bản)

- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (2 bản)

- Bản kê chi tiết hàng hoá xuất khẩu (2 bản)

- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu hợp đồng yêu cầu)

- Các chứng từ khác (nếu có) tuỳ theo từng trường hợp.

Hải quan khu chế xuất sau khi tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ đăng ký tờ khai, tiến hành kiểm hoá, kết thúc thủ tục Hải quan theo các bước sau:

- Ðối với hàng đóng trong container giao chủ hàng bộ hồ sơ đã hoàn thành thủ tục hải quan để chủ hàng vận chuyển hàng ra cửa khẩu xuất hàng. Tuỳ trường hợp cụ thể Trưởng Hải quan khu chế xuất quyết định việc áp tải hay niêm phong kẹp chì.

- Hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hàng và giám sát cho đến khi hàng hoá thực xuất, xác nhận thực xuất vào tờ khai Hải quan và chuyển giao lại Hải quan khu chế xuất để thanh khoản.

- Hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải quan nhưng chưa đưa ra cửa khẩu để xuất khẩu phải chịu sự giám sát, quản lý của Hải quan khu chế xuất cho đến khi bàn giao cho Hải quan cửa khẩu xuất hàng.

III. THỦ TỤC HẢI QUAN ÐỐI VỚI HÀNG HOÁ XÍ NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT BÁN VÀO THỊ TRƯỜNG NỘI ÐỊA HOẶC MUA TỪ THỊ TRƯỜNG NỘI ÐỊA

- Hàng hoá xí nghiệp khu chế xuất bán vào thị trường nội địa coi như hàng doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài và hàng hoá xí nghiệp khu chế xuất mua từ thị trường nội địa coi như là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài phải chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xuất, nhập khẩu và pháp luật thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu.

- Ðối với hàng hoá xí nghiệp khu chế xuất bán vào thị trường nội địa, Hải quan tính và thu thuế như đối với hàng nhập khẩu.

- Ðối với hàng hoá xí nghiệp khu chế xuất mua từ thị trường nội địa, Hải quan tính và thu thuế như đối với hàng xuất khẩu.

- Thủ tục Hải quan cho hàng hoá nêu ở Ðiều này như quy định về thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu và do Hải quan khu chế xuất thực hiện. Ðối với một lô hàng chỉ làm hồ sơ và thủ tục một lần với một đơn vị Hải quan là Hải quan khu chế xuất. Hồ sơ do doanh nghiệp Việt Nam lập và được làm thành 4 bộ, gồm:

* Tờ khai Hải quan: 4 bản

* Văn bản cho phép của Bộ Thương mại, Bộ chuyên ngành (nếu có)

* Bản kê chi tiết

* Hợp đồng thương mại

* Hoá đơn thương mại

* Các chứng từ khác (nếu có) tuỳ theo từng lô hàng cụ thể.  

- Sau khi làm xong thủ tục Hải quan cho lô hàng, hồ sơ được xử lý như sau:

* Hải quan khu chế xuất lưu một bộ (có hợp đồng thương mại)

* Chuyển phòng kiểm tra thu thuế Hải quan tỉnh, thành phố 1 bộ để theo dõi thuế

* Trả xí nghiệp khu chế xuất 1 bộ

* Trả doanh nghiệp Việt Nam 1 bộ.

- Ðối với hàng doanh nghiệp Việt Nam được kinh doanh theo phương thức tạm nhập - tái xuất, nếu được phép bán (tái xuất) cho xí nghiệp khu chế xuất thì toàn bộ thủ tục Hải quan cho cả 2 lần do Hải quan Tỉnh, thành phố, cưa khẩu liên quan thực hiện. Hải quan khu chế xuất chỉ giám sát hàng đưưưa vào khu chế xuất và xác nhận thực xuất vào tờ khai Hải quan và chứng từ khác.

IV. HÀNG HOÁ TRAO ÐỔI GIỮA CÁC KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM  

Hàng hoá của xí nghiệp trong khu chế xuất này trao đổi với xí nghiệp của khu chế xuất khác ở Việt Nam coi như hàng hoá trao đổi với nước ngoài. Hồ sơ làm thủ tục Hải quan do xí nghiệp khu chế xuất lập và được làm thành 4 bộ, Hải quan khu chế xuất, nơi làm thủ tục xuất, thực hiện việc đăng ký tờ khai. Hải quan khu chế xuất, nơi làm thủ tục nhập xác nhận thực xuất/nhập vào tờ khai. Sau khi làm xong thủ tục Hải quan cho lô hàng, hồ sơ được xử lý như sau:

- Hải quan khu chế xuất làm thủ tục xuất: 1 bộ

- Hải quan khu chế xuất làm thủ tục nhập: 1 bộ

- Xí nghiệp khu chế xuất bán hàng: 1 bộ

- Xí nghiệp khu chế xuất mua hàng: 1 bộ

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN L/C

1. CÁCH THỨC MỞ L/C TẠI VIỆT NAM  

Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng (điều kiện): 

- Giấy đăng ký kinh doanh

- Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng 

Cách thức mở L/C (giấy tờ cần nộp): 

- Ðối với L/C at sight: 

§ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép)

§ Quota (đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch)

§ Hợp đồng nhập khẩu (bản sao)

§ Ðơn xin mở L/C at sight (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.  

- Ðối với L/C trả chậm 

§ Giấy phép nhập khẩu (nếu có) hoặc quota nhập

§ Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu

§ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng).Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

§ Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ (theo mẫu của Ngân hàng) 

Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C: (1)Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình; (2) Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác; (3) Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến; (4) Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình. 

Ký quĩ mở L/C, căn cứ vào: 

- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp

- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng

- Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp

- Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu

- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu 

Cách thức ký quĩ: 

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quĩ, ngân hành sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quĩ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quĩ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quĩ, giải quyết bằng hai cách sau:

- Mua ngoại tệ để ký quĩ

- Vay ngoại tệ để ký quĩ. 

Thanh toán phí mở L/C: 

Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ.

2. KIỂM TRA L/C

Các nội dung kiểm tra:

1. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing) 

- Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên qua đến L/C và để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán

- Ðịa điểm mở L/C: có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp (nếu có)

- Ngày mở L/C: là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng hạn hay không. 

2. Tên ngân hàng mở L/C (opening bank; issuing bank) 

Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra xem tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C có thật không. Còn người xuất khẩu kiểm tra xem L/C có được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay không. 

3. Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo (advising bank), ngân hàng trả tiền (negotiating bank or paying bank), ngân hàng xác nhận (confirming bank) 

4. Tên và địa chỉ người thụ hưởng (beneficiary hoặc L/C có ghi In favour of...) 

5. Tên và địa chỉ người mở L/C 

6. Số tiền của L/C (amount) 

Số tiền của L/C vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng, phải kiểm tra kỹ xem có phù hợp với hợp đồng không. 

7. Loại L/C (form of documentary credit)  

Ðối với nhà xuất khẩu, ngân hàng khuyến cáo loại L/C có lợi nhất là L/C không huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C). Nếu lô hàng có giá trị lớn, ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng có uy tín thì nên lựa chọn L/C có xác nhận 

8. Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C 

Khi kiểm tra phải lưu ý: Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/C (date of issue) và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian giao hàng cộng với thời gian lập và kiểm tra chứng từ của người bán, cộng với thời gian lưu giữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng mở L/C. Số ngày chuyển chứng từ bằng DHL từ Việt Nam: đi Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Hồng Kông mất 3-4 ngày; đi Châu Âu: Italia, Ðức, Bỉ... mất 5-7 ngày. Số ngày chuyển chứng từ bằng thư đảm bảo từ VIệt Nam: đến các nước châu á hết 5-7 ngày; đến các nước Châu âu hết 10-15 ngày.

9. Thời hạn giao hàng (shipment date or time of delivery) 

- Ngày giao hàng chậm nhất hay sớm nhất: shipment must be effected not later than... hoặc ghi time of delivery: latest December 31st, 2000 or earliest September 1st, 2001

- Trong vòng: shipment must be effected during....

- Khoảng: shipment must be about...'

- Ngày cụ thể: shipment must be effected on.... 

10. Cách giao hàng 

- Giao hàng một lần (partial shipment not allowed)

- Giao hàng nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định (partial shipment allowed)

- Giao hàng nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến, giới hạn số chuyến

- Giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau 

11. Cách vận tải 

- Trong L/C cho phép chuyển tải hay không, nếu cho phép thì phải ghi “transshipment permitted”; không cho phép ghi: “transhipment not allowed”

- Chuyển tải có thể thực hiện tại một cảng chỉ định do người chuyên chở và người nhập khẩu lựa chọn: “transhipment at....port with through Bill of Lading acceptable” 

12. Phần mô tả hàng hoá (Description of goods) 

Người xuất khẩu phải kiểm tra: tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng, giá cả hàng hoá phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận không? Người bán có năng lực thực hay không? 

13. Các chứng từ thanh toán (documents for payment) cần kiểm tra kỹ 

- Số loại chứng từ phải xuất trình

- Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại (thông thường lập 3 bản)

- Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại

- Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ

- Quy định cách thức trả tiền

3. CÁCH GIẢI QUYẾT CÁC SAI SÓT THÔNG THƯƠNG TRONG BỘ CHỨNG TỪ KHI THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC L/C  

Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, có thể giải quyết theo một trong những cách sau: 

1. Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán. 

Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ. Cách này chỉ phổ biến khi có sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đó: 

- Người xuất khẩu phải có tình trạng tài chính khả quan và là khách hàng quen thuộc của ngân hàng

- Trong một vài trường hợp, ngân hàng giao dịch có thể giữ lại một số tiền trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng mở cho phép giải toả. 

2. Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thường 

Theo tập quán, người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ bằng thư cam kết bồi thường của mình dù có các sai biệt đối với khách hàng được tín nhiệm. Nếu người xuất khẩu không phải là khách hàng của ngân hàng giao dịch, việc bảo lãnh của người xuất khẩu phải được chính ngân hàng của mình ký xác nhận.  

Khi việc thanh toán đã được thực hiện theo thư bồi thường, người xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu người mua không nhận bộ chứng từ. 

3. Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán: 

Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng mở xin được phép thanh toán. Trong bức điện, ngân hàng giao dịch thường mô tả ngắn bộ chứng từ liên hệ cũng như các chi tiết về các sai biệt chứng từ. Ngân hàng giao dịch của người xuất khẩu thường phải mất vài ngày hoặc một tuần để nhận được điện trả lời. Người bán là người phải chịu phí điện báo. 

4. Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu 

Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ thu. Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng mở sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn.

KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ TRƯỚC KHI CHẤP THUẬN THANH TOÁN

1. HỐI PHIẾU, HÓA ĐƠN 

Hối phiếu (Draft - Bill of Exchange) 

- Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng tay của người ký phát trên hối phiếu

- Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày B/L và trong thời hạn hiệu lực của L/C hay không. Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền.

- Kiểm tra số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền này phải nằm trong trị giá của L/C và phải bằng 100% trị giá hoá đơn.

- Kiểm tra thời hạn ghi trên hối phiếu có đúng như L/C quy định hay không. Trên hối phiếu phải ghi At sight nếu là thanh toán trả ngay hoặc at...days sight nếu là thanh toán có kỳ hạn.

- Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: tên và địa chỉ của người ký phát (drawer), người trả tiền (drawee). Theo UCP- 500, người trả tiền là ngân hàng mở L/C.

- Kiểm tra số L/C và ngày của L/C ghi trên hối phiếu có đúng không?

- Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa. Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu trước khi gửi đến ngân hàng thì trên mặt sau hối phiếu phải có ký hậu của ngân hàng thông hoặc hối phiếu được ký phát theo lệnh của ngân hàng thông báo 

Một số trường hợp bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hối phiếu 

- Hối phiếu thiếu hoặc không chính xác về tên và địa chỉ của các bên có liên quans

- Hối phiếu chưa ký hậu

- Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng chữ không khớp nhau hay không bằng trị giá hoá đơn

- Ngày ký phát hối phiếu quá hạn hiệu lực của L/C

- Số L/C và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu không chính xác 

Hoá đơn 

- Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C không?

- Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua (tên công ty, địa chỉ, số điện thoại...) so với nội dung của L/C quy định có phù hợp không?

- Hoá đơn có chữ ký xác nhận của người thụ hưởng hay không? (Lưu ý theo UCP-500, nếu L/C không quy định thêm thì hoá đơn không cần ký tên). Nếu hoá đơn không phải do người thụ hưởng lập thì hoá đơn được coi là hợp lệ khi L/C có quy định chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập: commercial invoice issued by third party is acceptable hay third party acceptable

- Mô tả trên hoá đơn có đúng quy định của L/C hay không?

- Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không...

- Kiểm tra hoá đơn về các dữ kiện mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng, quota, giấy phép xuất nhập khẩu... và các thông tin khác ghi trên hoá đơn: số L/C, loại và ngày mở L/C, tên phương tiện vận tải, cảng xếp, cảng dỡ hàng, số và ngày lập hoá đơn có phù hợp với L/C và các chứng từ khác hay không? 

Bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hoá đơn thương mại: 

- Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác với L/C và các chứng từ khác

- Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C

- Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C

- Số L/C và ngày mở L/C không chính xác

- Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L

- Không có chữ ký theo quy định của L/C

2. KIỂM TRA CHỨNG TỪ BẢO HIỂM, PHIẾU ĐÓNG GÓI 

Chứng từ bảo hiểm (insurance policy/ insurance certificate) 

- Kiểm tra loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình có đúng quy định hay không: chứng thư bảo hiểm (Insurance Policy) hay chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)

- Kiểm tra số lượng bản chính được xuất trình theo quy định của L/C

- Kiểm tra tính xác thực của chứng từ bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm có được ký xác nhận của người có trách nhiệm hay không?

- Kiểm tra loại tiền và số tiền trên chứng từ bảo hiểm

- Trong thực tế các L/C đều quy định giá trị bảo hiểm bằng 110% trị giá hoá đơn. Do vậy thanh toán viên sẽ đối chiếu số tiền trên chứng từ bảo hiểm và hoá đơn theo quy định của L/C

- Kiểm tra tên và địa chỉ của người được bảo hiểm có đúng theo quy định của L/C hay không? đồng thời kiểm tra việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hóa có hợp lệ hay không? Ngoại trừ có quy định khác, tên và địa chỉ của người được bảo hiểm phải là nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) và việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu phải được thể hiện bằng hình thức ký hậu để trắng (blank endorsed) tương tự như trường hợp chuyển quyền sở hữu đối với chứng từ vận tải

- Kiểm tra ngày lập chứng từ bảo hiểm: Căn cứ theo điều 34e UCP-500 chứng từ bảo hiểm phải được lập trước hoặc trùng với ngày B/L. Nếu ngày lập chứng từ bảo hiểm sau ngày lập vận đơn, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán.

- Kiểm tra nội dung hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: các mô tả về hàng hoá và số liệu khác phải phù hợp với L/C và các chứng từ khác. Theo điều 37c UCP-500, việc mô tả hàng hoá có thể chung chung nhưng không được mâu thuẫn với L/C.

- Kiểm tra các dữ kiện về vận chuyển hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng có phù hợp với L/C hay không?

- Kiểm tra các cơ quan giám định tổn thất và nơi khiếu nại, bồi thường phải phù hợp với quy định của L/C.

- Kiểm tra phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa? (đối với trường hợp L/C quy định phải ghi rõ)

- Kiểm tra các điều kiện bảo hiểm có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không? 

Các bất hợp lệ thường gặp đối với chứng từ bảo hiểm: 

- Số bản chính được xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C

- Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm không chính xác

- Chứng từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu

- Mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C hoặc các chứng từ khác

- Mua bảo hiểm sau khi giao hàng lêm tàu hoặc không nêu ngày lập chứng từ bảo hiểm

- Không nêu số lượng bản chính được phát hành

- Không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm

- Không nêu tổ chức giám định hàng hoá hoăc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định L/C 

Phiếu đóng gói (packing list) 

- Mô tả hàng hoá, số lượng, trọng lượng hàng trên một đơn vị bao gói có phù hợp với quy định của L/C hay không?

- Ðiều kiện đóng gói có được nêu chính xác hay không

- Các thông tin khác không được mâu thuẫn với nội dung của L/C và các chứng từ khác. 

Các bất hợp lệ thường gặp đối với phiếu đóng gói: 

- Không nêu hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng gói theo quy định trên L/C

- Thông tin về các bên liên quan không đầy đủ và chính xác

- Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hoá không khớp với trọng lượng cả chuyến hàng

3. KIỂM TRA VẬN ĐƠN 

Vận tải đơn 

- Kiểm tra số bản chính được xuất trình

- Kiểm tra loại vận đơn:

- Vận đơn có nhiều loại như vận đơn đường biển, vận đơn đường thuỷ, vận đơn đa phương thức...Căn cứ vào quy định của L/C, cần kiểm tra xem loại vận đơn có phù hợp không?

- Kiểm tra tính xác thực của vận đơn:

- Nhà nhập khẩu phải kiểm tra vận đơn có chữ ký của người chuyên chở (hãng tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con tàu hoặc người giao nhận và tư cách pháp lý. Nếu chỉ có chữ ký của người vận chuyển, không nêu tư cách pháp lý hoặc không nêu đầy đủ các chi tiết liên quan tư cách pháplý của người đó thì chứng từ sẽ không được ngân hàng thanh toán.

- Kiểm tra mục người gửi hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chấp nhận một chứng từ vận tải mà trên đó bên thứ ba được đề cập cho dù trong L/C không quy định như vậy.

- Kiểm tra mục người nhận hàng: đây là mục quan trọng trên B/L và luôn được quy định rõ trong L/C nên người lập vận đơn phải tuân thủ quy định này một cách nghiêm ngặt.

- Kiểm tra mục thông báo (Notify): Mục Notify trên B/L sẽ ghi tên và địa chỉ đầy đủ của người làm đơn xin mở L/C.

- Kiểm tra tên cảng xếp hàng (port of loading) và cảng dỡ hàng (port of discharge) có phù hợp với quy định của L/C hay không?

- Kiểm tra điều kiện chuyển tải: Nếu L/C quy định không cho phép chuyển tải (transhipment prohibited), trên B/L không được thể hiện bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển tải. Nếu việc chuyển tải xảy ra, ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ này khi tên cảng chuyển tải, tên tàu và tuyến đường phải được nêu trên cùng một vận đơn.

- Kiểm tra nội dung hàng hoá được nêu trên B/L có phù hợp với quy định trong L/C và các chứng từ khác hay không? Nội dung này bao gồm: tên hàng hoá, ký mã hiệu hàng hoá, số lượng, số kiện hàng hoá, tổng trọng lượng hàng hoá., đặc biệt ngân hàng thường chú ý đến mục ký mã hiệu hàng hoá ghi trên thùng hàng, số hiệu container hoặc số hiệu lô hàng được gửi trên tàu với nội dung L/C và Packing List.

- Kiểm tra đặc điểm của vận đơn: có thể là vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L) hoặc v ận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L)- loại vận đơn này không được ngân hàng chấp nhận và từ chối thanh toán trừ khi có sự chấp nhận của người nhập khẩu.

- Kiểm tra mục cước phí: có phù hợp với quy định của L/C hay không?

Cần lưu ý các sửa đổi bổ sung trên B/L phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu đồng thời kiểm tra các thông tin như số L/C và ngày mở, các dẫn chiếu các chứng từ khác như hoá đơn, hợp đồng... Nhà nhập khẩu phải kiểm tra ngày ký phát vận đơn có hợp lệ hay không? 

Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn 

- Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo không phù hợp theo quy định của L/C

- Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập(chữ ký và con dấu)

- Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này

- Số L/C và ngày mở L/C không chính xác

- Các điều kiện dóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo đúng quy định của L/C

- Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm, hoá đơn...



Thông tin khác :

  • Mục I : GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
  • Mục II : BẢO HIỂM HÀNG HOÁ CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
  • Mục III : GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
  • Mục IV : VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK BẰNG CONTAINER
  • Mục V : GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
  • Mục VI : TÌM HIỂU VỀ SUPPLY CHAIN MANAGEMENT
  • Mục VII : NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
  • Kiến nghị xóa độc quyền khai thác cảng hàng không
  • Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Đại lý - Môi giới Hàng Hải
  • Chứng nhận nghiệp vụ cho ‘‘lơ xe’’

  • Bản quyền © 2008 thuộc về Công ty TNHH TNG
            Trụ sở chính :                                                                                                  Văn phòng Đà Nẵng                                                                                         Văn phòng Hồ Chí Minh
    Số 3 Lê Thánh Tông, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng               451-453 Núi Thành,Quận Hải Châu, Thành Phố  Đà Nẵng                G1-P.2.27 Galaxy 9 Building, 09 Nguyễn Khoái, Quận 4, TP HCM 
    Tel : 0225-3796774 / 0225-3796775 - Fax : 0225-3796776                                                                 Tel :  0511-3617257                                                                                      Tel : 028-3825425
            Email: tnghp@vnn.vn  - Website: www.tngcor.com                                                Email: tnghp@vnn.vn - Website: www.tngcor.com                                                       Email: managerhcm@tngcor.com