Loading, please wait ...
             DỊCH VỤ TRANG CHỦ GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TIN TỨC SƠ ĐỒ WEB LIÊN HỆ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Customerservice
Overseatransport
Manager
Domestic


THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá thế nào về thông tin trên website này?

Rất đầy đủ và cập nhật
Bình thường
Chưa đầy đủ và thiếu tính cập nhật

 


THỐNG KÊ

Lượt truy cập : 7278143 - Khách online : 1


THỜI TIẾT BIỂN LIÊN QUAN
Thông tin thủy triều
Dự báo thời tiết
Tỉ giá ngoại tệ

THÔNG TIN NGÀNH LIÊN QUAN
Doanh nghiệp khổ vì cầu yếu, đường cấm

TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ
Mục I : GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Mục II : BẢO HIỂM HÀNG HOÁ CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Mục III : GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Mục IV : VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK BẰNG CONTAINER


Tại sao người Trung Quốc chi hàng chục tỷ USD mua cảng khắp thế giới?


17/07/2017 4:05AM

Những khoản đầu tư hàng chục tỷ USD chính phủ Trung Quốc đang dành cho việc thâu tóm nhiều cảng trên thế giới không khiến nhiều chuyên gia ngành quan hệ quốc tế băn khoăn.

Trong nỗ lực tăng cường sức mạnh hàng hải trên khắp thế giới, người Trung Quốc đang tung tiền mua mạnh nhiều cảng biển quốc tế, theo khẳng định được đưa ra trong bài báo mới đây trên Financial Times (FT). 
 
Theo số liệu mà FT có được, trong năm vừa qua, tổng số tiền đầu tư của Trung Quốc vào các cảng biển đã đạt mốc 20 tỷ USD, ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh việc mở rộng các tuyến đường vận tải lên khu vực Bắc Cực. 
 
Tuyến đường biển từ Trung Quốc sang châu Âu thông qua khu vực Bắc Cực sẽ giúp cho chuyến đi ngắn hơn vài ngày so với trước đang thu hút được nhiều sự chú ý. Để làm được điều này, chắc chắn Trung Quốc cần đến sự hỗ trợ từ phía Nga, nước đang sở hữu cảng nước sâu gần khu vực Arkhangelsk của Nga. 
 
Vị trí các cảng biển mà phía Trung Quốc muốn mua lại có liên quan trực tiếp đến việc hiện thực hóa sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, kế hoạch đầy tham vọng giúp Trung Quốc có thêm được đồng minh và giúp kết nối thị trường của khoảng 65 quốc gia tại châu Âu và châu Á. Sáng kiến này giúp kết nối “Con đường tơ lụa” trên đất liền và “Con đường tơ lụa” trên biển. 
 
Số liệu 20 tỷ USD được tính toán và công bố bởi ngân hàng đầu tư Grisons Peak có trụ sở tại London, Anh. Tuy nhiên, kế hoạch mua cảng trên khắp thế giới của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc vẫn còn đang tham vọng đầu tư vào nhiều khu vực cảng khác trên thế giới, nhưng số tiền cụ thể cho mục tiêu này chưa được công bố.
Đáng chú ý, năm liền trước đó, tổng số tiền mà các công ty Trung Quốc chỉ ra để mua cảng chỉ 9,7 tỷ USD, có nghĩa là sau chỉ một năm, số tiền đó đã tăng gấp đôi.
 
CEO ngân hàng Grisons Peak, ông Henry Tillman, chỉ ra: “Chỉ riêng trong năm vừa qua, Trung Quốc đã thông báo kế hoạch xây dựng ba hành lang kinh tế. Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào cảng và hoạt động vận tải biển.”
 
Trong kế hoạch đầu tư mới, Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng ba tuyến đường biển quan trọng. Các tuyến đường biển này sẽ giúp cho việc kết nối từ Trung Quốc sang biển Ấn Độ Dương sau đó đến biển Địa Trung Hải. 
 
Hiện tại, riêng với Malaysia, Trung Quốc đang chuẩn bị đầu tư 7,2 tỷ USD mua cảng Melaka Gateway, 2,84 tỷ USD mua cảng Kuala Linggi, 1,4 tỷ USD mua cảng Penang và đầu tư 177 triệu USD mua cảng Kuantan. 
 
Tại Indonesia, công ty Ningbo Zhoushan, đang lên kế hoạch đầu tư 590 triệu USD vào dự án Kalibaru để mở rộng khu cảng lớn nhất Indonesia. Đáng chú ý, Indonesia là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất tại châu Á.
 
Chuyên gia tại Viện nghiên cứu phát triển thuộc đại học Sussex, ông Jing Gu, nhận xét việc chính phủ Trung Quốc tập trung vào thâu tóm các cảng ở khu vực Đông Nam Á cho thấy nỗ lực rất lớn của Bắc Kinh trong việc củng cố quan hệ với các nước khu vực này. Thế nhưng cùng lúc đó, nó lại khá mâu thuẫn với việc chính phủ Trung Quốc đang có những tranh chấp nhất định về chủ quyền với một số nước trong khu vực. 
 
Những khoản đầu tư khủng mà chính phủ Trung Quốc đang dành cho việc thâu tóm nhiều cảng trên thế giới không khiến nhiều chuyên gia ngành quan hệ quốc tế băn khoăn. Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế CSIS, ông Jonathan Hillman, khẳng định: “Việc sở hữu cảng giúp mở cánh cửa giúp tiếp cận hoạt động phi thương mại của một nước. Còn nhiều rủi ro khác có thể đến sau việc sở hữu các cảng biển, vì thế cần hết sức thận trọng.”
 
Theo Bizlive.


Thông tin khác :

  • Cảng biển Singapore tốt nhất châu Á lần thứ 29
  • Tàu chở hàng hơn 200.000 tấn dài bằng 4 sân bóng đá
  • Vận tải biển lay lắt vì thừa tàu, thiếu hàng
  • Tàu container lớn nhất thế giới cập cảng Cái Mép
  • Thu phí cảng biển Hải Phòng: Doanh nghiệp đang chờ Chính phủ trả lời
  • ASEAN chạy đua cảng biển
  • Khơi thông “dòng chảy” giao thông thủy nội địa
  • Xây dựng cảng Đà Nẵng trở thành cảng trung chuyến quốc tế khu vực Asean và châu Á
  • Phí vận tải biển: chỉ công khai là chưa đủ
  • Cảng Đà Nẵng đón tấn hàng thứ 7 triệu

  • Bản quyền © 2008 thuộc về Công ty TNHH TNG
            Trụ sở chính :                                                                                                  Văn phòng Đà Nẵng                                                                                         Văn phòng Hồ Chí Minh
    Số 3 Lê Thánh Tông, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng               451-453 Núi Thành,Quận Hải Châu, Thành Phố  Đà Nẵng                G1-P.2.27 Galaxy 9 Building, 09 Nguyễn Khoái, Quận 4, TP HCM 
    Tel : 0225-3796774 / 0225-3796775 - Fax : 0225-3796776                                                                 Tel :  0511-3617257                                                                                      Tel : 028-3825425
            Email: tnghp@vnn.vn  - Website: www.tngcor.com                                                Email: tnghp@vnn.vn - Website: www.tngcor.com                                                       Email: managerhcm@tngcor.com